Quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp

[post-views]
Cỡ chữ

Quản trị rủi ro là công tác quan trọng với mỗi doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá, lường trước đến các mối rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp tùy từng thời điểm khác nhau, để từ đó chủ động tìm giải pháp khắc phục và hạn chế tác động xấu. Vậy quản trị rủi ro là gì? quy trình quản trị rủi ro chuyên nghiệp như nào? Bạn có thể tìm được câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Quản trị rủi ro là gì?

Rủi ro với một tổ chức, doanh nghiệp, công ty là những hoạt động, sự kiện diễn ra để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu, hoạt động kinh doanh, … của tổ chức, doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là quy trình những công tác như: xác định, phân tích, đánh giá, suy tính trước đến các rủi ro tiềm tàng, có thể xảy ra với doanh nghiệp trong thời điểm, khoảng thời gian nhất định, và có đề xuất những biện pháp, cách thức xử lý rủi ro đó hoặc hạn chế mức tối đa ảnh hưởng của rủi ro đến tổ chức, doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là quy trình xác định trước các rủi ro với doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là quy trình xác định trước các rủi ro với doanh nghiệp

Như vậy, việc quản trị các rủi ro này thực chất là quy trình suy tính và kiểm soát mọi rủi ro có thể xảy ra trong tương lai gần hoặc xa với tổ chức, doanh nghiệp, để chủ động đề phòng, ứng phó, hạn chế tác động xấu của rủi ro đó với sự vận hành hiện tại của doanh nghiệp.

Rủi ro có tác động xấu với doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều phương hướng khác nhau, như: tài chính, luật pháp, trách nhiệm pháp lý, sai sót trong sản xuất, thương mại, hợp tác, quản lý, tai nạn hoặc thiên tai,…trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra hay các dự án, kế hoạch đang được triển khai, thậm chí là cả quá trình vận hành hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện nghiêm túc công tác quản trị các rủi ro có thể xảy ra, sẽ đem lại những lợi ích như sau:

Là công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư kinh doanh nắm bắt được thời cơ

Với mọi nhà đầu tư, thì lựa chọn dự án, doanh nghiệp để đầu tư luôn chú trọng đến sự ổn định, và lợi ích lâu dài đem lại. Nên quy trình quản trị mọi rủi ro này sẽ là công cụ vô cùng hữu ích với nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư đánh giá được một dự án, doanh nghiệp, có ổn định và thu về nguồn lợi cao, từ đó quyết định có nên đầu tư vô đó hay không.

Quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư đánh giá dự án doanh nghiệp có khả thi
Quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư đánh giá dự án doanh nghiệp có khả thi

Vì ở một khía cạnh về lợi ích của quản lý rủi ro, là có thể đánh giá được những bất lợi, nhược điểm của doanh nghiệp trong thời điểm nào đó, đánh giá được khả năng tạo thêm những giá trị kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu lớn, đánh giá được một dự án sắp triển khai của doanh nghiệp có tiềm năng thành công hay không trong tương lai, từ đó nắm bắt thời cơ, đầu tư “đúng chỗ”.

Hạn chế hao hụt ngân sách đầu tư

Quản trị rủi ro cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt được mọi chi phí có thể phát sinh để giải quyết, xử lý rủi ro diễn ra chính xác, nên giúp doanh nghiệp và cả nhà đầu tư có quyết định điều động vốn tốt hơn, từ đó giảm thiểu các chi phí thất thoát lãng phí, giảm hao hụt ngân sách, loại bỏ chi phí không cần thiết, từ đó tăng lợi nhuận, dòng tiền thu về.

Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn

Vì quản trị được rủi ro có thể xảy ra, nên giúp doanh nghiệp chủ động có những quyết sách, chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời điểm đó để giảm thiểu tối đa hạn chế của rủi ro, nhằm khiến sự vận hành của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng nhất, đạt đến mục tiêu đã đề ra.

Quản lý được trước rủi ro giúp doanh nghiệp trong nhiều vấn đề
Quản lý được trước rủi ro giúp doanh nghiệp trong nhiều vấn đề

Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó rủi ro

Khi lường trước được các hạn chế, rủi ro có thể xảy ra, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chủ động có những biện pháp, phương hướng điều chỉnh tốt nhất để chuẩn bị trước khi tình huống xấu đó đến. Doanh nghiệp không ở tình thế bị động như khi không thực hiện quản trị rủi ro, nên không rơi vào tình thế khó giải quyết.

Đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định

Quy trình quản lý rủi ro với doanh nghiệp, tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ngăn ngừa những biến động xấu có thể xảy ra, dù trực tiếp hay gián tiếp, từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhưng cuối cùng đều hướng đến bảo vệ sự vận hành vốn có của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn, ổn định để nhân viên yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, còn khiến tạo dựng được lòng tin với đối tác, khách hàng, để họ nhận thấy doanh nghiệp rất có khả năng dù trải qua nhiều biến cố lớn nhỏ, và tin tưởng hợp tác lâu dài.

Doanh nghiệp quản lý tốt rủi ro để vận hành ổn định hơn
Doanh nghiệp quản lý tốt rủi ro để vận hành ổn định hơn

>>> Đừng bỏ lỡ:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro

Bao gồm các yếu tố sau:

  • Quy mô kinh doanh, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
  • Thị trường, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Tình hình kinh tế, biến động thị trường tại khu vực địa lý doanh nghiệp đang vận hành, phát triển
  • Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản
  • Trình độ các ban lãnh đạo, quản lý cấp cao
  • Sự cạnh tranh trên thương trường của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đối tượng khách hàng, đối tác, nhà đầu tư của doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quản trị các rủi ro với doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quản trị các rủi ro với doanh nghiệp

Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả

Quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thiết lập hoàn cảnh xảy ra rủi ro

Trong từng thời điểm, bối cảnh thị trường, biến động kinh tế trong nước và thế giới,… sẽ nảy sinh những nhóm rủi ro khác nhau với doanh nghiệp. Và quy trình này giúp doanh nghiệp dự đoán được tất cả các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai để thiết lập, đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời.

Bước 2: Liệt kê rủi ro

Ở bước này, doanh nghiệp cần điều tra trên nhiều phương diện về môi trường doanh nghiệp, thị trường kinh doanh,… để xác định chính xác các rủi ro có thể đến trong tương lai, sau đó phân loại và liệt kê chúng theo một danh sách cụ thể.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Khi đã liệt kê ra hết các loại rủi ro có thể xảy đến, doanh nghiệp sẽ cùng những chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích thị trường, những nhân viên nhiều kinh nghiệm của công ty,… để cùng đánh giá từng rủi ro, những ảnh hưởng đến vận hành doanh nghiệp, đến các dự án đang triển khai, đến mục tiêu phát triển của công ty,…

Doanh nghiệp chủ động đánh giá rủi ro để có biện pháp ứng phó tốt
Doanh nghiệp chủ động đánh giá rủi ro để có biện pháp ứng phó tốt

>>> Xem thêm: 

Bước 4: Phân tích rủi ro

Sau đánh giá, thì cần phân tích chuyên sâu, xác định khả năng tổng thể rủi ro có thể diễn ra cùng với hậu quả tổng thể để lại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp xem xét và đưa ra quyết định có thể chủ động chấp nhận rủi ro đó hoặc tìm giải pháp thay đổi bối cảnh, khắc phục tối đa hậu quả của rủi ro.

Bước 5: Giảm thiểu rủi ro

Dựa trên kết quả của việc phân tích, đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ phân phó nhiệm vụ cho những cá nhân có khả năng để lên kế hoạch, có tiến trình cụ thể để giảm thiểu tối đa hậu quả mà rủi ro gây ra, cùng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể, hữu hiệu nhất ở thời điểm đó.

Bước 6: Theo dõi rủi ro

Một phần của kế hoạch quản trị mọi rủi ro là cần liên tục giám sát các rủi ro đã xảy ra, các rủi ro mới và những rủi ro tương lai có thể xảy đến để nắm bắt kịp thời.

Bước 7: Tham khảo ý kiến bên ngoài

Ban lãnh đạo doanh nghiệp không nên chỉ giữ thông tin về rủi ro cho riêng mình, cần trao đổi với các bên liên quan, như các cổ đông nội bộ, các nhà đầu tư, … để được góp ý, nhận về lời khuyên, tham vấn cách tiến hành,… ở mỗi bước của quy trình quản lý rủi ro.

Quản lý tốt rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp vận hành ổn định hơn
Quản lý tốt rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp vận hành ổn định hơn

Như vậy sau những thông tin bài viết chia sẻ, bạn đọc đã nắm rõ được về khái niệm quản trị rủi ro và vai trò, yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và các bước tiến hành hay chưa.

Xem thêm Quản trị rủi ro mới nhất 2022 | Th.s Lê Thẩm Dương

Nếu cần DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay với CoffeeHR để được tư vấn cụ thể nhé!

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR