Định nghĩa QC và QA – Sự khác biệt giữa nhân viên QC & QA

qc là gì
[post-views]
Cỡ chữ

QC và QA là hai thành ngữ thường xuyên bắt gặp trong ngành nghề liên quan đến quản lý chất lượng. Vậy, QC là gì? QA là gì? Hai thuật ngữ này có khác nhau hay không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu ngay những thông tin cần biết về hai vị trí nhân viên QC và QA trong mỗi doanh nghiệp.

QC là gì?

Trước tiên, CoffeeHR sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để trả lời cho câu hỏi vị trí nhân viên QC là gì?

Định nghĩa

QC (hay Quality Control), dịch sang tiếng Việt có nghĩa là quản lý chất lượng. Nhân viên QC được định nghĩa là những người chịu trách nhiệm trong việc giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm trong các công đoạn của quy trình sản xuất. Đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm đưa ra đáp ứng được với yêu cầu. Ngoài ra, QC cần kiểm soát quy trình sản xuất sản phẩm thông qua kiểm soát các yếu tố như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân viên, …

QC (Quality Control) còn gọi là quản lý chất lượng
QC (Quality Control) còn gọi là quản lý chất lượng

Hiện nay, QC được phân thành 2 loại là QC thông thường – Manual QC (không cần kỹ năng lập trình) và Automation QC (cần có kỹ năng lập trình).

Mô tả công việc

  • Thông qua kế hoạch đã đề ra trước đó, nhân viên QC sẽ thực hiện các phân tích liên quan đến hệ thống sản xuất và thiết kế các test thử sản phẩm để giao cho khách hàng.
  • Vị trí Quality Control Leader sẽ lên các kế hoạch cụ thể về việc test thử sản phẩm.
  • Nếu áp dụng hình thức kiểm thử tự động, nhân viên QC sẽ phải viết script cho test tự động.
  • Nhân viên QC là người sử dụng các công cụ test, đồng thời cũng chịu trách nhiệm viết và thực hiện các test case thực tế.
  • Phối hợp với các bên liên quan để thực hiện sửa lỗi, viết báo cáo để gửi cho người quản lý dự án (Project Manager) về các vấn đề trong quy trình sản xuất sản phẩm.

» Xem thêm: 13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2023 [Tải về]

Mô tả công việc của nhân viên QC
Mô tả công việc của nhân viên QC

Kỹ năng cần có của một QC

4 Kỹ năng cần thiết của một QC
4 Kỹ năng cần thiết của một QC

Kỹ năng quản lý

Về mặt chuyên môn, kỹ năng quản lý và điều hành chắc chắn không chỉ quan trọng với nhân viên QC mà còn với tất cả các ngành nghề khác. Với nhân viên QC – Quality Control, kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn/họ làm chủ được thời gian và công việc của mình, cũng như có thể làm tốt hơn trong việc quản lý các nhân viên cấp dưới của mình nếu có. Nếu trau dồi tốt Kỹ năng quản lý tốt thì sẽ giúp việc quản lý năng suất, thời gian lao động và những tiêu chuẩn khác trong quá trình sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ nắm bắt, đánh giá được năng suất của từng công nhân để tổ chức phân phối, đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Khi có kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC sẽ hoàn thành được các chỉ tiêu công việc được giao ở mức độ hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng giám sát

Do công việc của QC là kiểm soát từng giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, vậy nên kỹ năng giám sát là một trong những kỹ năng quan trọng, kỹ năng bắt buộc cần phải có của một nhân viên QC. Một nhân viên QC có kỹ năng giám sát tốt họ sẽ phát hiện ra những sai sót, khiếm khuyết tật của sản phẩm một cách nhanh hơn, để từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ sản xuất.

Ngược lại, nếu kỹ năng này của nhân viên QC không tốt, họ sẽ khó phát hiện ra được những lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất. Điều này có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng và đối tác.

Kỹ năng giám sát
Kỹ năng giám sát

Kỹ năng xử lý

Trong quá trình sản xuất, việc xảy ra các sai sót nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Do có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình sản xuất., Do đó thế nên nhân viên QC phải luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho các tình huống như: nguyên vật liệu bị hỏng, lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn,…

Với mọi rủi ro xảy ra, ngoài kỹ năng nhìn nhận nhanh nhẹn, nhân viên QC còn phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén trong xử lý. Ngay khi phát hiện ra những vấn đề phát sinh, nhân viên QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Ngoài kỹ năng nhìn nhận nhanh nhẹn, nhân viên QC còn phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén với mọi rủi ro xảy ra. Ngay khi phát hiện ra những vấn đề phát sinh, nhân viên QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Tính kiên nhẫn

Do tính chất đặc thù của công việc nên đòi hỏi nhân viên QC đòi hỏi phải có tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để thực hiện được điều này thì không thể thiếu được lòng sự kiên nhẫn là không thể thiếu được. Việc bạn vội vã ở bất kì giai đoạn nào trong công đoạn sản xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường đúng như các cụ đã dạy người xưa đã nói: “sai một ly, đi một dặm”.

Tài liệu học tập dành cho QC

  • Software Testing Help: Chứa các kiến thức thử nghiệm từ cơ bản đến nâng cao cho nhân viên QC cơ bản.
  • Tutorials Point: Có các kiến thức liên quan đến thử nghiệm nâng cao.
  • Automation Beyond: Chuyên về kiến thức Test tự động
  • Test this Blog by Eric Jacobson: Kinh nghiệm test thử hữu ích của tác giả Eric Jacobson.
  • SQA Forum: Giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến kiểm thử trên phần mềm
  • uTest: Forum dành cho những nhân viên QC để trao đổi và hỏi đáp về công việc
  • Rainforest QA Blog: Blog chuyên viết về các kiến thức liên quan đến QC cho bạn tham khảo
Một số tài liệu của nhân viên QC
Một số tài liệu của nhân viên QC

Vai trò của QC trong doanh nghiệp

QC là bộ phận nắm vai trò quan trọng trong một công ty sản xuất. Sứ mệnh những người làm Quality Control là sản xuất và cung cấp những sản phẩm hoàn hảo nhất với chất lượng tốt nhất:

  • QC sẽ làm việc trực tiếp tại các nhà máy, phân xưởng và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất.
  • Nhân viên QC sẽ là người chịu trách nhiệm về sản phẩm từ khi bắt đầu nhập nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản xuất sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Công việc của nhân viên QC trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục và đòi hỏi họ phải có khả năng chịu áp lực lớn. QC cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trọng việc  xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp.

QA là gì?

Một khái niệm bên cạnh QC là gì cũng được rất nhiều người thắc mắc đó là QA. Vậy QA là gì?

Định nghĩa

Nhân viên QA (Quality Assurance) cũng là một chức vụ trong hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm. QA đảm bảo sản phẩm được đi theo đúng các yêu cầu, bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn có sẵn và thiết lập quy trình làm việc để các đội nhóm liên quan có thể thực hiện một cách trơn tru và dễ dàng.

Các tài liệu và quy trình do QA xây dựng phải đảm bảo dễ hiểu để những người liên quan có thể thực hiện đúng theo tiêu chuẩn. Qua đó, các sản phẩm sản xuất không đúng tiêu chuẩn đó được nhận diện và loại trừ sớm, giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc

  • Lập kế hoạch và đưa ra quy trình phát triển (development process) cho sản phẩm. Kế hoạch này phải phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn của dự án. QA có thể dựa theo V-model, Agile hoặc ISO và CMMI.
  • Đưa ra các loại tài liệu, hướng dẫn để những đội nhóm liên quan có thể phát triển chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu.
  • Kiểm tra, giám sát xem quy trình sản xuất có theo đúng kế hoạch hay không.
  • Thường xuyên nhắc nhở đội ngũ nhân sự làm đúng theo quy trình đã thiết lập.
  • Điều chỉnh quy trình và tiêu chuẩn đã đề ra nếu cần thiết.

» Đừng bỏ lỡ: 8 Chức năng của phòng Marketing các công việc chính bộ phận Marketing

Mô tả công việc QA
Mô tả công việc QA

Kỹ năng cần có

  • Mô tả công việc của QA nhiều hơn so với QC vậy nên cần có kiến thức đa dạng về phần mềm và máy móc.
  • Có kỹ năng phân tích, lập kế hoạch phù hợp với từng dự án
  • Khả năng xử lý dữ liệu, làm việc tốt với các con số là một lợi thế
  • Kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng, bởi nhân viên QA cần phải thảo luận với các đội nhóm về thông tin sản phẩm, dự án để tiến hành xây dựng quy trình.
  • Có kiến thức nhất định về các loại chứng chỉ CMMI, ISO…. quan trọng đối với quá trình kiểm định chất lượng.

Tài liệu học tập dành cho QA

  • CMMI Wikipedia: Kiến thức cơ bản về chứng chỉ CMMI cần thiết cho quá trình kiểm định chất lượng.
  • Wibas: Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên QA
  • Tim Landerville: Chi tiết về 7 bước để làm việc hiệu quả
  • Quality Assurance and Measurement: cách thực hiện và đảm bảo quá trình kiểm định chất lượng cho nhân viên QA.
Một số tài liệu dành cho nhân viên QA
Một số tài liệu dành cho nhân viên QA

Phân biệt giữa QC và QA

QC và QA là hai vị trí thường xuyên bị nhầm lẫn vì vai trò của chúng khá tương đồng. Cách phân biệt Quality Control và Quality Assurance:

Điểm giống nhau

Sở dĩ QC và QA thường bị nhầm lẫn với nhau, là do hai chức vụ này đều cùng làm trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Dù cho QC hay QA thì đều có mục tiêu chung là tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất để đáp ứng được sự mong muốn của khách hàng.

Sự khác biệt

Điểm so sánh Nhân viên QC Nhân viên QA
Mục tiêu Sửa chữa và đổi mới các sai sót trong quy trình Phòng tránh các sai sót từ trước bằng cách lên kế hoạch cụ thể
Kỹ thuật sử dụng Sử dụng các biện pháp mang tính chủ động và kỹ thuật khắc phục, sửa chữa trực tiếp Sử dụng các biện pháp mang tính thụ động và kỹ thuật phòng tránh
Quy trình làm việc Kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong suốt quy trình thực hiện sản xuất. Đảm bảo các yêu cầu được đáp ứng hoàn toàn Lên các kế hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quy trình. Là người tạo ra các yêu cầu, chính sách mà quá trình sản xuất cần thực hiện
Mục đích cuối cùng Đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm Đảm bảo sản phẩm được kiểm định theo đúng hướng từ ban đầu
Nhân sự liên quan Chỉ liên quan đến đội ngũ thực hiện kiểm soát và sửa chữa các lỗi lầm phát sinh trong quá trình kiểm định chất lượng Liên quan đến tất cả các phòng ban có tham gia lên kế hoạch để thực hiện dự án và phát triển sản phẩm
Công cụ và kỹ thuật thống kê Công cụ kiểm soát quá trình thống kê SPC Công cụ kiểm soát chất lượng thống kê SQC

Một số đặc điểm so sánh QA và QC

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi QC là gì cũng như cách phân biệt nhân viên QC và QA. Hy vọng bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về 2 vị trí quan trọng của doanh nghiệp này.

» Xem thêm: Phòng nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò phòng nhân sự

Xem thêm Video về định nghĩa QC (Quality Control)

LIÊN HỆ

CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR