8 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Marketing trong doanh nghiệp

phòng marketing
[post-views]
Cỡ chữ

Hiện nay, thị trường ngày càng phát triển với vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Bởi vậy, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể giữ chân được các khách hàng trung thành? Đó là lý do phòng Marketing ra đời với vai trò cực kỳ quan trọng, chịu trách nhiệm mang thương hiệu và sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng. Bài viết này CoffeeHR sẽ chia sẻ thêm các thông tin hữu ích về bộ phận này, mời bạn theo dõi!

Tìm hiểu về phòng Marketing của công ty 

Chắc rằng chúng ta không còn xa lạ gì với các thuật ngữ liên quan tới phòng Marketing, nhưng chúng ta đã hiểu đúng và đủ các khái niệm đó chưa?

Marketing là gì? 

Khái niệm Marketing hoặc còn có tên gọi khác là tiếp thị, là hành động kết nối các sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu với người tiêu dùng. Nhiệm vụ của marketing là để tối ưu sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu trong mắt khách hàng nhằm thu hút họ đến với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một vai trò quan trọng nữa là tìm cách giữ chân họ trở thành khách hàng trung thành của công ty hay doanh nghiệp của mình.

» Tham khảo thêm: QC là gì? QA là gì? Tài liệu học tập miễn phí cho QC & QA

Marketing là gì?
Tìm hiểu marketing là gì?

Marketer là gì?

Một nhân viên Marketer trước hết là những người làm trong ngành Marketing. Hiểu chi tiết hơn thì Marketer là thành viên trong bộ phận Marketing của công ty, là những cá nhân nhỏ không thể thiếu để xây dựng nên phòng truyền thông. Và sau đó Marketer cũng chính là người thực hiện nhiệm vụ mà bộ phận Marketing đề ra.

Nhân viên Marketer là những cá thể trong một bộ máy lớn, các marketer sẽ liên kết và hỗ trợ hoạt động Marketing công ty diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất có thể.

Marketer là gì? 
Marketer là gì?

Một Marketer giỏi là những người có các tố chất sau:

  • Bắt kịp xu hướng: Marketer hòa mình vào khách hàng và giỏi nắm bắt xu hướng, trend, sở thích hay thay đổi của người tiêu dùng. Họ sẽ biết cách tận dụng tâm lý đó và áp dụng nó để xây dựng & phát triển nên những chiến lược tiếp thị sản phẩm & tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp cực kỳ mới mẻ cùng thu hút. Chính vì vậy, các ý tưởng thời thượng ấy chính là sức hút mạnh mẽ gắn chặt khách hàng với doanh nghiệp của bạn.
  • Khả năng truyền tải thông điệp: Trong công ty, mỗi Marketer phải biết truyền tải những ý tưởng của bản thân đến đồng nghiệp một cách dễ hiểu nhất, nhờ vậy làm tăng khả năng ý tưởng đề xuất được thông qua. Sau khi mọi người hiểu rõ được thông điệp của bạn, họ sẽ cùng nhau đóng góp cũng như khai thác ý tưởng đó sâu hơn và cùng phát triển ý tưởng đó chi tiết và hiệu quả hơn rất nhiều. Trong mỗi công việc, một phòng Marketing có nhiều người giỏi truyền tải thông điệp góp phần sẽ tạo nên được những ý tưởng có sức lan tỏa rất lớn. Và chắc chắn thông điệp dễ hiểu chính là thông điệp mạnh mẽ nhất.
  • Logic và không ngừng sáng tạo: Marketer yêu cầu tính logic để phân tích được thị trường và xu hướng khách hàng trong từng thời điểm. Nhân viên Marketer cần phải sáng tạo để viết nên những ý tưởng đột phá nhất.

Phòng Marketing là gì? 

Phòng Marketing là một hệ thống tổng thể có nhiệm vụ thực hiện hoạch định, định giá, thúc đẩy và phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Phòng truyền thông có vai trò quan trọng trong khâu tiếp thị sản phẩm và thu hút khách hàng đến với công ty nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận thu được cho công ty.

Phòng Marketing là gì? 
Phòng Marketing là gì?

Bên cạnh đó, phòng truyền thông được ví như cầu nối giữa công ty với khách hàng, giữa sản phẩm với người mua hàng, là phần hoạt động cần thiết và không thể thiếu gắn kết sản xuất với tiêu dùng.

Chính bởi các lý do trên, phòng Marketing chính là một trong những yếu tố quan trọng xác định sự thành công của tổ chức hay doanh nghiệp.

» Xem thêm: Phòng nhân sự là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò phòng nhân sự

Chức năng của phòng Marketing

Vậy các chức năng phòng Marketing là gì? Hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu chi tiết tại đây.

các chức năng phòng marketing
Các chức năng chính của phòng marketing trong doanh nghiệp

Xây dựng và phát triển thương hiệu 

Doanh nghiệp một khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp thì họ sẽ tiến hành phát triển chiến lược marketing cho mô hình sản phẩm ấy bao gồm:

  • Họ cần xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của khách hàng như thế nào? (vị trí địa lý, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống,…)
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết trong chiến lược Marketing Mix: giá cả, hệ thống phân phối, promotion,…
  • Cần xây dựng kế hoạch bán hàng và mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Phân tích chi tiết mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại từ đó lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại. 
  • Họ cần vạch ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai và xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới cũng như đề xuất về phương án chế tạo sản xuất các sản phẩm mới. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện bao bì để có kế hoạch Marketing tương ứng phù hợp.
Xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu

Nghiên cứu và mở rộng thị trường

Trách nhiệm của phòng Marketing là thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường tiềm năng cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, các hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng. Đồng thời, họ cũng nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu cũng như xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.

Nghiên cứu và mở rộng thị trường
Nghiên cứu và mở rộng thị trường

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 

Mỗi sản phẩm mới được ví là dòng máu nuôi cả bộ máy doanh nghiệp, được phát triển để không ngừng đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó giúp doanh nghiệp bắt kịp công nghệ, kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Tuy thế, sự phát triển sản phẩm mới cũng là một yếu tố khá rủi ro vì nhiều sản phẩm ngay từ lần đầu ra mắt có thể gặp thất bại. Phòng Marketing lúc này với nhiệm vụ và chức năng sẽ đưa sản phẩm mới ra thị trường sao cho hiệu quả và tránh được sự thất bại tối thiểu nhất cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Phân khúc và định vị thương hiệu 

Phòng marketing làm những gì? Xây dựng và phát triển thương hiệu là một chức năng quan trọng của phòng này. Thị trường phân khúc rõ ràng giúp các Marketer nhìn thấy cơ hội thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng khác nhau. Từ đó, họ sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp cùng loại nhưng có công dụng, bao bì, giá thành khác nhau,… để nhằm phục vụ cho những nhu cầu đa dạng của những đối tượng khách hàng. 

Bên cạnh đó, phân khúc thị trường chính là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược cho thị trường của doanh nghiệp. Khi nhân viên Marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường sẽ dễ dàng xác định được phân khúc nào thích hợp để đầu tư dẫn đến thành công cho các doanh nghiệp.

Phân khúc và định vị thương hiệu 
Phân khúc và định vị thương hiệu

Ngược lại, nếu nhân viên Marketing chọn sai thị trường thì chiến lược trên lý thuyết dù có hay thế nào cũng khó thể thực hiện thành công. Đó là bởi có thể họ đã chọn một thị trường quá lớn so với năng lực hoặc thị trường quá lớn mà doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Chính vì thế, phân khúc thị trường giúp xác định mục tiêu hiệu quả và là cơ sở để các nhân viên Marketing nhận định, đánh giá thị trường. Đồng thời, nó giúp theo dõi diễn biến cũng như phán đoán những thay đổi trong tương lai của thị trường nhằm đón đầu nhu cầu của khách hàng.

Hoạch định và triển khai kế hoạch Marketing 

Trong Marketing, kế hoạch tiếp thị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp điều phối các hoạt động và tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Chiến lược tiếp thị mà tốt sẽ định hướng các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. 

Chính bởi vậy, nhận định được rằng chiến lược Marketing rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì vai trò thúc đẩy chính trong việc tạo ra doanh thu và tốn nhiều chi phí. Rất nhiều doanh nghiệp không thành công vì không có kế hoạch xây dựng chiến lược Marketing rõ ràng, bài bản và dài hạn ngay từ ban đầu. 

Phòng Marketing sẽ có trách nhiệm kết hợp lập kế hoạch để có những định hướng, chiến lược rõ ràng nhất không chỉ nhằm thấu hiểu khách hàng, ngành nghề kinh doanh mà còn giúp quảng bá tới thị trường sản phẩm cũng như thế mạnh của công ty.

Hoạch định và triển khai kế hoạch Marketing
Hoạch định và triển khai kế hoạch Marketing

Thiết lập mối quan hệ với truyền thông 

Một hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp nổi bật thì nhiệm vụ của phòng Marketing là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thường được ưu tiên hơn so với các đơn vị khác.

Đặc biệt, họ cần tránh việc có hiểu lầm với các phóng viên, vì mối quan hệ này sẽ lâu dài nếu bạn còn hoạt động trong lĩnh vực Marketing. Và trong trường hợp bất đắc dĩ khi có xảy ra mâu thuẫn thì hãy giải quyết bằng sự chân thành nhất có thể.

Giới truyền thông là đối tác quan trọng có vai trò đắc lực giúp thương hiệu của bạn phát triển, bởi vậy xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông là điều rất cần thiết cho việc xử lý những khủng hoảng không lường trước của doanh nghiệp trong tương lai.

Thiết lập mối quan hệ với truyền thông
Thiết lập mối quan hệ với truyền thông

Tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược Marketing 

Vai trò quan trọng của phòng marketing là có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ hỗ trợ lãnh đạo xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác liên quan trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing. 

Tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược Marketing
Tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược Marketing

Điều hành và quản lý đội nhóm dưới quyền 

Điều hành và quản lý đội nhóm dưới quyền cũng là một chức năng của phòng Marketing. Điều hành và quản lý hiệu quả sẽ giúp cho các kế hoạch mục tiêu đặt ra được thực hiện trơn tru và đạt được thành công nhất.

  • Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận.
  • Có kế hoạch kiểm tra cũng như giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên trong phòng.
  • Xem xét, đánh giá ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương và thăng chức theo đúng quy định của công ty.
  • Thực hiện việc điều động và thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.

» Xem thêm: 13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2022 [Tải về]

Điều hành và quản lý đội nhóm dưới quyền
Điều hành và quản lý đội nhóm dưới quyền

Các công việc phổ biến ở phòng Marketing 

Phòng Marketing gồm những vị trí nào? Chúng ta cần xây dựng phòng Marketing như thế nào cho hiệu quả nhất? Dưới đây là các công việc phổ biến bạn có thể tham khảo.

Content Marketing

Content Marketing chính là những cây viết của phòng Marketing, đảm nhận việc truyền tải nội dung, thông điệp, chiến dịch truyền thông của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Những nhân viên content marketing cần đảm bảo phải có khả năng viết lách, dễ dàng tiếp thu và bắt trend xu hướng nhanh nhạy. 

Công việc Content Marketing là sáng tạo nội dung
Công việc Content Marketing là sáng tạo nội dung

Designer

Một đội ngũ Designer sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế hình ảnh, thực hiện hóa những nội dung của sản phẩm qua hình ảnh. Điều này nhằm mục đích thu hút người xem một cách nhanh chóng nhất.

Một đội ngũ Designer chịu trách nhiệm thiết kế hình ảnh
Một đội ngũ Designer chịu trách nhiệm thiết kế hình ảnh

Digital Marketer

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Digital Marketer là bộ phận rất quan trọng và cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay. Họ sẽ chịu trách nhiệm các kênh digital là các trang mạng xã hội, website của doanh nghiệp.

Khả năng của họ là phân tích số liệu, đong đếm hiệu suất thì các kênh cũng như đưa ra phương hướng, chiến dịch cho sản phẩm hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Digital Marketer cũng là người giám sát cho các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Digital Marketer đưa ra chiến dịch cho sản phẩm
Digital Marketer đưa ra chiến dịch cho sản phẩm

Account

Vai trò của vị trí account executive là tìm kiếm khách hàng sau đó nhận các yêu cầu và triển khai lại với các bộ phận khác của phòng Marketing. Trong mỗi doanh nghiệp, account executive chính là cầu nối để họ thấu hiểu được các khách hàng của mình.

Trong bộ phận này, các nhân viên cần phải có tính kiên nhẫn rất cao, có khả năng giao tiếp tốt và khéo ăn nói. Ngoài ra, họ cũng cần có sự linh động và khả năng nắm bắt được nhu cầu để truyền đạt mong muốn chính xác của khách hàng và các chiến dịch marketing theo đó cũng hiệu quả và chính xác hơn.

Vị trí Account giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng
Vị trí Account giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng

Planner

Planner sẽ là vị trí bắt buộc, là người sẽ lên kế hoạch và chiến lược cho phòng Marketing. Sau đó, họ sẽ quản lý ngân sách sao cho phù hợp với kinh phí đề xuất. Ngoài ra, Planner cũng là người sẽ đặt chỉ tiêu cho nhân sự, tổng hợp lại các hướng đi mới để công việc trở nên hiệu quả cho doanh nghiệp.

Digital Marketer đưa ra chiến dịch cho sản phẩm
Vị trí Planner giúp lên kế hoạch và chiến lược cho phòng truyền thông


Tìm hiểu thêm các nghành nghề hàng đầu của phòng marketing

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ tâm huyết của CoffeeHR về phòng Marketing, hy vọng rằng thông tin thực sự hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn và doanh nghiệp thật thành công trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm!

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự 

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR