Business Intelligence là gì? Lợi ích và cách hoạt động thực tế mà doanh nghiệp cần biết

business intelligence là gì
[post-views]
Cỡ chữ

Business intelligence là gì? Lợi ích với doanh nghiệp của Business intelligence là gì? Cách thức hoạt động ra sao?…Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về vấn đề này, thì có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về lĩnh vực nghiệp vụ này của doanh nghiệp.

Business intelligence là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Business intelligence là gì? Thì trước tiên ai cũng biết, mỗi một doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng có khối lượng dữ liệu, tài liệu, tri thức,… hết sức khổng lồ, nên rất cần một công nghệ hiện đại, tiên tiến để kiểm soát, quản lý nó hiệu quả, và giúp xử lý, phân tích, hoạch định,… cho các dự định kinh doanh sắp tới.

Như vậy, Business Intelligence (viết tắt là BI) là một qui trình thực hiện có ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để có thể giúp các doanh nghiệp chuyển đổi, kiểm soát kho dữ liệu khổng lồ, từ đó phân tích, xử lý, khai phá tri thức để tạo thành những thông tin có ý nghĩa, trực quan, dễ hiểu hơn để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng cho quyết định, chiến lược kinh doanh tương lai.

quy trình ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu
Business intelligence là quy trình ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu

Business Intelligence bao hàm hệ thống dữ liệu vô cùng lớn của mỗi doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin qua các công cụ để phân tích dữ liệu, tạo lập báo cáo, tóm tắt tình hình, thông tin tổng quan, xây dựng bản đồ, biểu đồ, đồ thị,… để doanh nghiệp kiểm soát, nắm bắt và dễ dàng vận dụng các thông tin sau xử lý đó hơn, nó cũng thể hiện rất chi tiết hiện trạng của tổ chức, doanh nghiệp.

BI sử dụng dữ liệu một cách thông minh để doanh nghiệp thấy rõ được tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng, những thay đổi, tiềm năng của thị trường, nguồn cung, khách hàng,… từ đó cũng có sự thay đổi, thích ứng, và sẽ liên quan trực tiếp đến các quyết định, chiến lược kinh doanh, chiến thuật và hoạt động quảng bá, tung ra sản phẩm mới,…của doanh nghiệp.

» Xem thêm: QC là gì? QA là gì? Tài liệu học tập miễn phí cho QC & QA

Hệ thống Bi gồm những gì?

Hệ thống của Business intelligence là gì?

Một hệ thống công nghệ BI sẽ gồm 3 thành phần chính kết hợp với nhau trong một chu trình như sau:

  • Kho dữ liệu (Data Warehouse): Chứa toàn bộ dữ liệu thô của doanh nghiệp
  • Khai phá dữ liệu (Data Mining): Bao gồm các công cụ để phát triển dữ liệu, phát hiện thông tin như: phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), Dự đoán (Prediction),…
  • Phân tích kinh Doanh (Business Analyst): Doanh nghiệp sẽ từ những dữ liệu sau khi BI phân tích dùng để đưa ra những quyết định trong hoạt động kinh doanh.
hệ thống business intelligence
Hệ thống Business Intelligence ứng dụng với doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm: Business Intelligence (BI) là gì và tầm quan trọng của BI

Cách thức hoạt động của BI

Nếu không ứng dụng Business Intelligence, với kho dữ liệu khổng lồ, các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí, sử dụng nhân lực để thực hiện các công việc theo cách thủ công như: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, tạo lập báo cáo/ biểu đồ,…

Giờ đây, BI sẽ giúp quy trình này đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, chỉ với bốn bước sau đây, là doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng dữ liệu theo cách mình muốn:

Bước 1: Thu thập, tổng hợp và chuyển đổi dữ liệu

BI sẽ sử dụng nhiều công cụ cùng phương pháp trích xuất, chuyển đổi và tải xuống (Extract, Transform và Load – ETL) để tổng hợp lại các dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc từ kho dữ liệu tổng, từ các phòng ban gửi đến,… Dữ liệu này sẽ được chuyển đổi, xử lý trước khi lưu trữ ở kho dữ liệu trung tâm.

Bước 2: Khai thác, phân tích dữ liệu

BI cũng dùng công cụ hỗ trợ riêng để khai thác, phân tích dữ liệu, thống kê và dự đoán, đưa ra đề xuất,…từ những dữ liệu sẵn có sau tổng hợp, phân loại.

Bước 3: Sử dụng nhiều hình thức trực quan hơn để thể hiện dữ liệu

Các hình thức trực quan sau khi BI xử lý dữ liệu sẽ bao gồm: báo cáo, biểu đồ, biểu mẫu, dashboard,… thể hiện nhiều khía cạnh, vấn đề trong tình trạng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Bước 4: Sử dụng dữ liệu cho các hoạt động của doanh nghiệp

BI cho phép doanh nghiệp nắm bắt được toàn cảnh thị trường và hoạt động doanh nghiệp trong thời gian thực, từ đó có quyết sách thay đổi chiến lược dài hạn nhằm loại bỏ yếu kém, tăng tính hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường, giúp doanh nghiệp phát triển, thu về nhiều lợi nhuận và danh tiếng hơn.

» Đừng bỏ lỡ: HSE là gì? Tổng quan về nghề HSE trong doanh nghiệp – CoffeeHR

nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của thị trường
BI cho phép doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của thị trường

7 Lợi ích của BI đối với doanh nghiệp

Vai trò của Business Intelligence là gì? BI không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát một kho dữ liệu khổng lồ đơn giản, gọn gàng theo cách chính xác, hiệu quả hơn, mà còn hỗ trợ phân tích, khai thác, … dựa trên dữ liệu thô đó, để doanh nghiệp sử dụng dữ liệu đó dưới các dạng dễ hiểu hơn như: báo cáo, biểu đồ, …

Từ các dữ liệu sau xử lý này, doanh nghiệp có thể sử dụng để đề ra các hoạt động, chiến lược kinh doanh tương ứng mỗi giai đoạn kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh, đem về nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Như vậy Business Intelligence đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như:

  1. Giúp các doanh nghiệp kiểm soát, lưu trữ, sử dụng dữ liệu hiệu quả, chính xác hơn
  2. Giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt rõ tình hình kinh doanh nhiều mặt trước khi đưa ra quyết định kinh doanh
  3. Doanh nghiệp xác định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường
  4. Phân tích hành vi, thị hiếu, đối tượng khách hàng, để có phương án cải thiện, thay đổi chiến dịch Marketing, nhằm thu hút nhiều khách hàng, người tiêu dùng hơn
  5. Dự đoán tình hình hiện tại và tương lai trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp
  6. Góp phần giúp ích nhiều cho việc điều hành, quản lý, tính toán ngân sách,… cho chủ doanh nghiệp
  7. Dễ dàng hơn trong công tác thu thập báo cáo và liên kết dữ liệu giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

» Xem thêm: Talent management là gì? Tầm quan trọng của quản trị nhân tài

Vai trò của Business intelligence
Vai trò của Business intelligence là rất quan trọng

Các công nghệ hỗ trợ Business Intelligence

BI sẽ sử dụng các công cụ sau để thực hiện các tác vụ quan trọng trên hệ thống dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp:

  • Quản lý kho dữ liệu (Data warehousing)
  • Công cụ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies)
  • Công cụ phát hiện và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools)
  • Công cụ hỗ trợ đề xuất phương án, ra quyết định (Decision support systems)
  • Công cụ quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)
  • Hệ thống hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp (Enterprise resource Planning (ERP) systems)

Chú ý:

Business Intelligence (BI) là công nghệ được ứng dụng nhiều với doanh nghiệp kinh doanh, nhưng cũng được rất nhiều tổ chức kinh tế, xã hội, giáo dục (Education), chính phủ (Government), chăm sóc sức khỏe (health care),…của bộ máy nhà nước sử dụng thông qua các hoạt động chính như:

  • Đề xuất quyết định (Decision support)
  • Truy vấn và báo cáo (Query and reporting)
  • Phân tích, xử lý dữ liệu trực tuyến (Online analytical processing (OLAP))
  • Phát hiện, tìm kiếm dữ liệu (Data mining).
  • Phân tích thống kê (Statistical analysis)
  • Dự đoán (Forecasting)
Các công cụ hỗ trợ Business Intelligence
BI sử dụng nhiều công cụ để hoàn thành công việc

Business Intelligence dành cho ai?

Đối tượng của Business intelligence là gì? Dưới đây là các nhóm đối tượng nhận được nhiều lợi ích nhất khi sử dụng BI:

  • Ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức (Executives)
  • Người ra quyết định kinh doanh (Business Decision Makers)
  • Khách hàng (Customers)
  • Phân tích viên kinh doanh, thị trường (Analysts).

» Tham khảo thêm: Business Development là gì? Các kỹ năng và mô tả công việc chi tiết

Đối tượng sử dụng BI
Đối tượng sử dụng BTI nhiều nhất là ban lãnh đạo doanh nghiệp

Trên đây đã trình bày các thông tin về Business intelligence là gì? và những thông tin liên quan đến BI với doanh nghiệp, tổ chức, mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có nhiều hiểu biết hơn về lĩnh vực này.

Nếu cần xây dựng giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với CoffeeHR để được tư vấn, nhận DEMO FREE bạn nhé!

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR