Business Development là gì? Tất tần tật thông tin về Business Development

business development là gì
[post-views]
Cỡ chữ

Business Development là khái niệm không còn mấy xa lạ đối với những người làm kinh doanh. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu nhân viên Business Development là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu ngay các thông tin cần biết về công việc này cùng CoffeeHR trong bài viết dưới đây.

Business Development là gì?

Business Development là gì? Business Development, hay còn được biết đến với cái tên Phát triển kinh doanh, là ngành nghề có sự liên quan mật thiết với Sales và Marketing. Những người làm trong bộ phận phát triển kinh doanh có nhiệm vụ giữ mối quan hệ với khách hàng, xây dựng các chiến lược để thúc đẩy hình ảnh của công ty. Từ các định hướng đã đề ra mà có các giải pháp để công ty ngày càng phát triển và vững mạnh.

Tìm hiểu về Business Development là gì
Tìm hiểu về Business Development là gì

Mục tiêu cuối cùng của Business development là tối đa hoá lợi nhuận cho công ty thông qua các chiến lược, ý tưởng kinh doanh phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới. Người làm BD thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng để thúc đẩy họ dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Để trở thành Business development cần có kỹ năng giao tiếp, chuyên môn và sự kiên nhẫn cao để hoàn thành công việc tốt.

Hiện nay, Business Development đang là một trong những ngành nghề rất được các bạn trẻ chú ý, đặc biệt là những người có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic, nhạy bén.

Business Developer là gì?

Sau khi tìm hiểu Business Development là gì thì Business Developer cũng là một khái niệm mà bạn cần biết. Hiểu một cách đơn giản, Business Developer chính là những người làm trong bộ phận phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, hay còn được gọi là nhân viên phát triển kinh doanh.

Business Developer hiểu đơn giản là nhân viên phát triển kinh doanh
Business Developer hiểu đơn giản là nhân viên phát triển kinh doanh

Đây là vị trí đóng vai trò quan trọng trong mỗi công ty và doanh nghiệp, vì họ chính là cầu nối giữa sản phẩm với khách hàng. Nhân viên phát triển kinh doanh cũng là người xây dựng các kế hoạch, chiến lược cụ thể để giúp hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng đi lên. Nếu chứng minh được năng lực của mình, cũng như có nhiều kinh nghiệm thực chiến, bạn sẽ được đề bạt vào các vị trí cao hơn với mức lương vô cùng hậu hĩnh.

Mô tả công việc của nhân viên Business Development

Nhiệm vụ chính của Business Development là thúc đẩy khách hàng trải nghiệm và mua sản phẩm (đa phần là B2B):

Công việc chi tiết của nhân viên phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp
Công việc chi tiết của nhân viên phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp
  • Từ các báo cáo về đối tượng của phòng Marketing, nhân viên Business Development sẽ lựa chọn những người tiềm năng nhất để có kế hoạch thu hút đến với sản phẩm của mình.
  • Thực hiện gọi, hoặc gửi email để giới thiệu sản phẩm của công ty đến các khách hàng hay doanh nghiệp khác.
  • Nắm bắt được xu hướng của thị trường, tâm lý của khách hàng ở thời điểm hiện tại để cung cấp các dịch vụ hợp lý.
  • Xây dựng hình ảnh của công ty, tạo dựng niềm tin để biến các khách hàng mới thành khách hàng quen thuộc.
  • Kết hợp với các phòng ban có liên quan trong việc sản xuất sản phẩm để tạo ra giá trị phù hợp nhất với thị hiếu của khách hàng.
  • Tìm kiếm cơ hội kinh doanh sản phẩm của công ty trên thị trường. Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, phân tích tiềm năng sản phẩm.
  • Luôn cập nhật nhanh chóng xu hướng thị trường để có những thay đổi phù hợp, từ đó giúp sản phẩm của công ty được nhiều người đón nhận hơn.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh và các vấn đề, nhu cầu của khách hàng.
  • Phân tích và báo cáo về hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

» Đừng bỏ lỡ: Business Intelligence là gì (BI)? Vai trò của BI trong doanh nghiệp

Business Developer cần có kỹ năng gì?

Bên cạnh một số kỹ năng đặc thù trong công việc, tùy theo mỗi doanh nghiệp và quy trình tuyển dụng, bạn phải có được một số yếu tố dưới đây để dễ dàng trúng tuyển:

Các kỹ năng cần có của Business Developer
Các kỹ năng cần có của Business Developer

Xây dựng, triển khai chiến lược Business Development

Kỹ năng quan trọng nhất cần có của một Business Development là khả năng xây dựng chiến lược và tầm nhìn xa trong tương lai. Từ các yếu tố cốt lõi trong kinh doanh, bạn phải tư duy, xây dựng nên các kế hoạch phù hợp để tăng số lượng sản phẩm bán được của doanh nghiệp trong tương lai. Một nhân viên kinh doanh giỏi là phải phân tích được 3 yếu tố sau:

Kỹ năng xây dựng chiến lược tốt là vô cùng quan trọng
Kỹ năng xây dựng chiến lược tốt là vô cùng quan trọng
  • Đối tượng khách hàng: Nắm được tâm lý của khách hàng tùy theo từng thời gian, địa điểm… Từ đó, chọn lọc được những đối tượng tiềm năng với dịch vụ của mình.
  • Thị trường;: Hiểu rõ xu hướng thị trường, phân tích được hướng đi của đối thủ,.… là những yếu tố giúp bạn tiến xa hơn với vai trò là một nhân viên phát triển kinh doanh.
  • Xây dựng mối quan hệ: Không chỉ thu hút, nắm bắt tâm lý khách hàng, bạn còn phải biết cách xây dựng và gìn giữ mối quan hệ giữa công ty và khách hàng.

Sau khi xây dựng chiến lược thành công, BD cũng cần kiểm soát và thực thi chiến lược để hoàn thành thành công nhất.

» Xem thêm: Talent management là gì? Tầm quan trọng của quản trị nhân tài

Hiểu các chỉ số đo lường trong kinh doanh

Là một nhân viên Business Development, dĩ nhiên bạn sẽ phải có kiến thức nền tảng về các chỉ số đo lường thường gặp trong kinh doanh. Việc này sẽ giúp các chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn, đồng thời cũng giảm bớt các căng thẳng và stress khi tiếp xúc với khách hàng.

Kỹ năng đo lường các chỉ số giúp công việc Business Development dễ dàng hơn
Kỹ năng đo lường các chỉ số giúp công việc Business Development dễ dàng hơn

Để hiểu được các chỉ số chuyên ngành này, bạn có thể trau dồi từ các dự án, tham gia các khóa học hoặc tham khảo trong các cuốn sách về kinh doanh.

Sử dụng tốt Microsoft Excel, CRM

Làm việc trong thời đại 4.0, chắc chắn các kiến thức liên quan đến kỹ thuật công nghệ là không thể thiếu, đặc biệt là khi công việc của bạn có liên quan mật thiết đến con người. Trong đó, hãy cố gắng thông thạo hai kỹ năng là Microsoft Excel và CRM. Bạn sẽ phải làm việc khá nhiều với bảng tính Excel. CRM tối ưu hóa việc quản lý các thông tin và dữ liệu, giúp hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng.

Giao tiếp với khách hàng, đối tác

Công việc chính của Business Development là tìm hiểu, phân tích để thu hút được các khách hàng tiềm năng về với công ty. Để làm được điều này, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp tốt, xử lý nhanh nhẹn, nhạy bén sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được đối tác hơn, từ đó ký được thêm nhiều hợp đồng có giá trị.

» Đừng bỏ lỡ: HSE là gì? Tổng quan về nghề HSE trong doanh nghiệp – CoffeeHR

Khả năng giao tiếp tốt là một yếu tố cần có đối với nhân viên phát triển kinh doanh
Khả năng giao tiếp tốt là một yếu tố cần có đối với nhân viên phát triển kinh doanh

Mở rộng mạng lưới kết nối

Bên cạnh khả năng giao tiếp, nhân viên Phát triển kinh doanh giỏi phải là người có mạng lưới quan hệ rộng. Bởi mạng lưới này giúp bạn nắm bắt xu hướng và tìm kiếm những khách hàng tài năng. Để mở rộng quan hệ, hãy tham gia các buổi họp, sự kiện lớn có lượng khách đông đảo, hoặc làm quen thông qua các trang mạng xã hội.

Không chỉ thế, việc mở rộng mạng lưới quan hệ, làm quen với nhiều người trong cùng ngành nghề cũng sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự hỗ trợ, và có các kinh nghiệm quý giá trong công việc. Đây cũng là cơ hội để bạn phát triển hình ảnh của công ty, đồng thời tìm kiếm những đối tác tiềm năng để hợp tác lâu dài.

Tìm hiểu thêm về Business Development tại các doanh nghiệp hiện nay

Phân biệt giữa nhân viên Business Development và nhân viên Sales

Hai khái niệm Business Development và Sales đều dùng để chỉ những người cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Tuy vậy, 2 vị trí này là khác nhau hoàn toàn về mục tiêu và phương thức thực hiện công việc.

Sự khác nhau giữa Business Development và nhân viên Sales
Sự khác nhau giữa Business Development và nhân viên Sales

Với nhân viên Sales (nhân viên bán hàng) công việc của họ là giải quyết nhu cầu của khách hàng khi khách hàng tìm đến. Đồng thời, giải đáp các thắc mắc, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ bên mình và nâng cao hình ảnh, sản phẩm của công ty. Nói chung, nhân viên Sales sẽ chịu trách nhiệm chính sau khi khách hàng biết và tìm đến các dịch vụ.

Kết quả sau quá trình Sales thường là ngắn hạn và ghi nhận lợi nhuận ngay. Sale xoay quanh việc bán sản phẩm để tăng doanh thu. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh thu cũng ổn định và rủi ro chi phí bỏ ra còn cao hơn doanh thu.

Phân biệt nhân viên Business Development và nhân viên Sales
Phân biệt nhân viên Business Development và nhân viên Sales

Còn Business Development (nhân viên phát triển kinh doanh) lại chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Công việc của họ là phân tích xu hướng thị trường cũng như các mối bận tâm của khách hàng thông qua các phần mềm, công nghệ. Nhân viên phát triển kinh doanh sẽ xây dựng hình ảnh công nghệ trong nhận thức của khách hàng và phối hợp với R&D để đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Các khách hàng đến với nhân viên Sales đa phần đều được thu hút bởi các nhân viên Business Development.

Bật mí mức lương của một nhân viên Business Development

Không tự nhiên mà Business Development lại trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ hiện nay ưa chuộng. Không chỉ là công việc đề cao tính sáng tạo, năng động và khả năng giao tiếp, Business Development còn mang đến mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung. Thông thường, bạn sẽ nhận được con số lên đến 11-20 triệu đồng.

>>> Xem thêm: Top 18 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Miễn Phí Tốt Nhất 2022

Nhân viên phát triển kinh doanh là ngành nghề có mức lương hấp dẫn
Nhân viên phát triển kinh doanh là ngành nghề có mức lương hấp dẫn

Mức lương này còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như các dự án thực chiến, kinh nghiệm, năng lực và đặc biệt là KPI trong tháng. KPI của một nhân viên phát triển kinh doanh vô cùng đa dạng, từ số lượng cuộc điện thoại hàng tháng đến số hợp đồng chốt được, số khách hàng đã thu hút cũng như mức độ hài lòng của khách sau khi sử dụng dịch vụ.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi Business Development là gì. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thêm một số định hướng phù hợp hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

LIÊN HỆ

CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR