Bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh dành cho nhà tuyển dụng mới nhất

Bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh dành cho nhà tuyển dụng mới nhất
[post-views]
Cỡ chữ

Thực tập sinh là nguồn lao động được nhiều doanh nghiệp hướng tới. Và để tuyển được người phù hợp với yêu cầu thì buổi phỏng vấn thực tập sinh cũng vô cùng quan trọng. Bằng việc chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hiệu quả, HR có thể đánh giá chính xác ứng viên về năng lực, thái độ, kỹ năng và mức độ phù hợp.

Khi tuyển thực tập sinh doanh nghiệp cần cân nhắc điều gì?

Những chương trình thực tập giúp các doanh nghiệp có thể kết nối, gặp gỡ với những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc mới tốt nghiệp, giải quyết tạm thời bài toán nhân sự trong khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là một số điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi có chính sách tuyển thực tập sinh:

  • Cần xác định nhu cầu của doanh nghiệp bạn xem có cần tuyển thực tập sinh hay không?

Việc tuyển dụng thực tập sinh thường được thực hiện để đáp ứng tạm thời nhu cầu kinh doanh ngắn hạn ở công ty. Trong trường hợp, các dự án ở công ty bạn đang chạy ổn định và cần người có kinh nghiệm để thực hiện, thì thay vào đó, hãy xem xét việc thuê một nhân viên chính thức full-time hoặc freelancer để hoàn thành công việc.

  • Thỏa thuận hợp lý về mức lương cho thực tập sinh

Do thực tập sinh không được xem như nhân viên chính thức nên mức lương thường không cao. Thế nhưng, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ luật lao động và cung cấp các chính sách phúc lợi hợp lý để xứng đáng với công sức mà họ đã đóng góp cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Thực tế, trong thị trường lao động tại Việt Nam, mức lương trung bình cho thực tập sinh thường dao động trong khoảng từ 2 đến 4 triệu/tháng, mức lương này có thể thay đổi theo chính sách của từng doanh nghiệp.

  • Thương lượng về thời gian thực tập

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, thông thường thời gian thực tập của thực tập sinh kéo dài từ 3 – 5 tháng. Nhà tuyển dụng cần trao đổi cụ thể với thực tập sinh và tôn trọng ý kiến của ứng viên.

  • Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thực tập sinh

Các bạn thực tập sinh không có nhiều kinh nghiệm, nên việc làm quen với công việc thường sẽ gặp khó khăn. Để hỗ trợ các bạn, doanh nghiệp cần đưa ra cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn và khuyến khích họ tìm hiểu những công cụ cần thiết. Với những người có tính cách nhút nhát, khả năng giao tiếp kém, hãy đảm bảo rằng luôn có người giao việc, hướng dẫn họ nhiệt tình để có thể làm việc hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp cần đưa ra cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn và khuyến khích họ tìm hiểu những công cụ cần thiết
Doanh nghiệp cần đưa ra cái nhìn tổng quan về công việc, chỉ định người hướng dẫn và khuyến khích họ tìm hiểu những công cụ cần thiết

Mẫu câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

Dưới đây là một số bộ câu hỏi mà HR có thể tham khảo:

Mẫu câu hỏi phỏng vấn làm quen

  • Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình? HR có thể tìm hiểu về ứng viên, bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tính cách, và đánh giá sự phù hợp của họ với vị trí công việc thông qua lời giới thiệu của ứng viên. Hơn nữa, câu hỏi phỏng vấn này cũng tạo cơ hội cho ứng viên thể hiện khả năng giao tiếp, thể hiện tầm quan trọng của việc hợp tác trong tương lai.
  • Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn? Câu hỏi phỏng vấn này xem khả năng phù hợp của ứng viên với định hướng mà mục tiêu phát triển công ty trong tương lai. Ứng viên có thể phù hợp với môi trường và văn hóa công ty nhưng nhiều khi lại không khớp với sự mong đợi và định hướng cá nhân trong công việc. 
  • Bạn đã biết gì về sản phẩm hoặc dự án chúng tôi đang làm việc? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về nó. Việc tìm hiểu công ty trước khi ứng tuyển thể hiện sự nghiêm túc và sự hứng thú của ứng viên với vị trí thực tập.
  • Vì sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi? Với câu hỏi phỏng vấn này, nếu ứng viên có khả năng trình bày tổng quan về văn hóa, thông tin cơ bản, giải thích vì sao họ lại hứng thú với công ty, nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao khả năng gắn bó lâu dài của họ với doanh nghiệp. Ngược lại, ứng viên ngần ngại, đắn đo hoặc chung chung, HR có thể cân nhắc thêm vì có khả năng những ứng viên này sẽ không thể hoàn thành thời gian thực tập một cách bền vững và nhanh chóng trở nên không hứng thú hoặc quyết định nghỉ việc.
  • Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì? Những ứng viên được ưu tiên thường sẽ có câu trả lời rõ ràng về thế mạnh liên quan tới vị trí công việc. Nếu có điểm yếu nào đó có thể khắc phục thông qua quá trình làm việc và phát triển thì những ứng viên này cũng có khả năng được lựa chọn.
  • Tại sao bạn quan tâm đến vị trí thực tập này? Câu hỏi phỏng vấn này giúp xác định mức độ quan tâm của ứng viên với vị trí công việc đang được tuyển dụng.
  • Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Nhà tuyển dụng cần dựa vào điều này để đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Nếu ứng viên đòi hỏi mức lương cao những không thể hiện được khả năng trong cuộc phỏng vấn, thì nhà tuyển dụng cần xem xét.
  • Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không? Câu hỏi phỏng vấn này thể hiện sự chủ động của ứng viên trong buổi phỏng vấn, tạo cơ hội cho ứng viên đặt câu hỏi hoặc thắc mắc về vị trí, công việc, công ty.

Ngoài ra, HR có thể hỏi thêm một số câu hỏi phỏng vấn như:

  • Tại sao bạn chọn ngành học hoặc lĩnh vực này?
  • Bạn có kế hoạch học lên cao hơn trong tương lai không?
  • Thành tích nào mà bạn đã đạt được mà bạn tự hào nhất?…

ĐỪNG BỎ QUA: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng: Các phương pháp tuyển dụng không bỏ lỡ nhân tài

Một số câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng làm quen ứng viên
Một số câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng làm quen ứng viên

Mẫu câu hỏi phỏng vấn tình huống

Bước vào môi trường làm việc thực tế thường đòi hỏi kỹ năng xử lý tình huống và sự thích nghi. Việc đặt ra những câu hỏi tình huống trong quá trình phỏng vấn là một phần quan trọng để đánh giá khả năng của ứng viên.

  • Bạn có kỹ năng làm việc nhóm tốt không? Hãy chia sẻ một ví dụ về trải nghiệm làm việc nhóm bạn từng tham gia tại trường đại học.
  • Bạn có khả năng làm việc trong khoảng thời gian X không? Câu trả lời giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về khả năng quản lý thời gian của ứng viên và biết được ứng viên có sẵn sàng thực hiện các công việc được yêu cầu hay không.
  • Bạn đã từng đề xuất hoặc đóng góp ý kiến sáng tạo nào trong một dự án hoặc nhiệm vụ trước đây không? Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng dùng để đánh giá về khả năng hiểu sâu hơn về khả năng sáng tạo, tư duy và đóng góp của bạn trong môi trường làm việc. Từ đó, giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có khả năng nhìn nhận vấn đề và sáng tạo trong công việc.
  • Nếu bạn được cung cấp một cơ hội để cải thiện một khía cạnh của dự án hoặc công việc, bạn sẽ làm gì và tại sao? Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng tự nhận thức, khả năng học hỏi từ ứng viên.

Một số lời khuyên khi phỏng vấn thực tập sinh

Trong quá trình phỏng vấn thực tập sinh, nhà tuyển dụng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Giải thích chi tiết các vòng tuyển dụng: Ngoài việc phải minh bạch về quy trình tuyển dụng của công ty, bạn cũng cần phải giải thích chi tiết cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm này. Nếu TTS chưa từng hoặc mới đi phỏng vấn xin việc, hãy hướng dẫn và mô tả từng giai đoạn tuyển dụng để họ hình dung những gì họ sẽ trải qua.
  • Đặt kỳ vọng rõ ràng và phát hiện sớm những nhược điểm của thực tập sinh: Trong quá trình tuyển dụng, hãy đối xử với thực tập sinh như cách cư xử với những ứng viên bạn muốn tuyển dụng cho các vị trí còn trống. Áp dụng một số câu hỏi phỏng vấn để lọc nhanh ứng viên và xác định xem ứng viên có đạt được yêu cầu khi thực tập tại công ty. Ví dụ: Bạn có biết cách sử dụng phần mềm X không?, Mức lương mà công ty trả có phù hợp với mức lương mong muốn của bạn không?, Bạn có cam kết tham gia thời gian thực tập kéo dài X tháng không?, Bạn có sẵn sàng làm việc trong suốt X giờ không?
  • Giao nhiệm vụ để đánh giá kỹ năng: Các dự án mô phỏng nhiệm vụ của vị trí sẽ giúp bạn hiểu được cách mà các thực tập sinh áp dụng kiến thức được học vào công việc. Hãy đảm bảo rằng chỉ dẫn rõ ràng để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

ĐỌC THÊM: 8 dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công

Một số lời khuyên khi phỏng vấn thực tập sinh
Một số lời khuyên khi phỏng vấn thực tập sinh

Những trường hợp cần lưu ý

Sau đây là những điều mà nhà tuyển dụng cần phải lưu ý khi tuyển thực tập sinh:

  • Mục tiêu nghề nghiệp khác nhau: Nếu ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp không phù hợp với vị trí thực tập ở công ty bạn, họ sẽ cảm thấy không hứng thú với công việc được giao. Nhưng nếu họ có kỹ năng và quan tâm tới công ty bạn, hãy cân nhắc tới việc để họ thực tập ở một phòng ban khác hoặc giữ liên lạc nếu có cơ hội làm việc khác trong tương lai.
  • Thiếu động lực: Nếu thực tập sinh có thời gian làm việc tại công ty từ 3 đến 6 tháng, nó sẽ giúp sinh viên đại học hoặc sinh viên mới tốt nghiệp có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đó chỉ là khi họ có sự nghiêm túc về công việc của mình. Còn những ứng viên chỉ muốn nhanh chóng hoàn thành nhanh kỳ thực tập thì sẽ không xứng đáng để doanh nghiệp bạn phải bỏ thời gian ra.
  • Không chuyên nghiệp: Các vấn đề như đến muộn ở buổi phỏng vấn, trễ deadline, kiêu ngạo là những dấu hiệu xấu bạn cần phải cẩn trọng. Dù khắc nghiệt quá với thực tập sinh là không nên nhưng những trường hợp kém chuyên nghiệp này bạn cũng nên từ chối từ đầu.
  • Không hòa nhập với văn hóa công ty: Nếu lập ra các chương trình thực tập sinh làm nguồn để đào tạo lên nhân viên chính thức, thì nên sớm tuyển những người hòa nhập tốt, có khả năng gắn bó lâu dài với công ty.

Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh mà HR không nên bỏ qua. Hy vọng rằng với những thông tin CoffeeHR cung cấp trên đây, các anh/chị HR có thể ứng dụng vào hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp để chọn được những ứng viên tài năng và phù hợp nhé!

Doãn Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

[kk-star-ratings]
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR